Bán căn nhà xinh xắn, view siêu thoáng tại đường Nguyễn Trung Trực – vị trí trung tâm bậc nhất của phường 4 – thành phố Đà Lạt. Gia đình chuyển hướng định cư nơi khác nên nhượng lại căn nhà tâm huyết với nhiều góc cạnh được đầu tư kỳ công. Với vị trí này, chủ mới có thể đầu tư kinh doanh cho thuê hoặc đầu tư sinh lời ở thời điểm thị trường nhà đất Đà Lạt đang có giá tốt.
Mặt tiền căn nhà lên đến 4.5m. Sân rộng rãi
Hướng từ cầu thang nhìn ra sân, phòng khách rộng rãi – phù hợp đề mọi gia đình bài trí theo phong cách riêng
DalaLand trân trọng gửi đến quý vị quan tâm thông tin đầy đủ được chủ nhà ký gửi:
╔══════♦️══════╗
💵 Giá bán: 5 tỷ 950 💵 (bằng chữ: năm tỉ, chín trăm năm mươi triệu đồng./.)
╚══════♦️══════╝
✨ Diện tích: 75,64m2 (mặt tiền 4,5m) – vuông vức.
✨ Lộ giới: hẻm quy hoạch 4m, hiện trạng xe ô tô 4 chỗ vào được, cách nhà khoảng 30m, có 1 bãi đậu xe công cộng.
✨ Hướng: Đông Nam.
✨ Pháp lý: sổ hồng riêng – đã hoàn công.
🚙 Nhà cách đường chính Nguyễn Trung Trực 150m, cách trung tâm Đà Lạt 3km.
🏘️ Kết cấu 1 hầm 1 trệt 1 lầu với phòng khách và bếp theo không gian mở, phòng thờ, 3 phòng ngủ, 3wc, sân phơi, ban công nhỏ, sân đậu xe. Tất cả các tầng đều thoáng mát.
❣️ Thích hợp định cư lâu dài hoặc đầu tư kinh doanh cho thuê tăng thu nhập.
Khu vực đông dân cư, thoáng và an ninh tốt.
Tìm hiểu về Nguyễn Trung Trực và con đường mang tên ông tại TP. Đà Lạt (tư liệu từ Internet):
- Đường Nguyễn Trung Trực dài 390m, lộ giới : 12m, từ đường Triệu Việt Vương đến khu chung cư C5 và ở trong địa phận phường IV.
- Tên đường được đặt từ năm 2002.
- Nguyễn Trung Trực (1838 -1868) sinh khoảng năm 1838, có tên nữa là Lịch, người phủ Tân An, tỉnh Định Tường (nay thuộc tỉnh Long An).
Ông thông hiểu chữ Hán, vừa làm nghề nông, vừa làm nghề chài lưới. Ngay khi Pháp đánh chiếm Nam Kỳ, ông đã đứng lên chống lại chúng. Trận đánh nổi tiếng của ông lúc ấy là trận đốt cháy tàu Espérance trên sông Vàm cỏ Đông tại làng Nhật Tảo vào trưa ngày 10/12/1861. Sau trận đó, ông được triều đình Huế phong cho chức quản cơ, coi giữ vùng Hà Tiên.
Năm 1867, Pháp chiếm xong Nam Kỳ, triều đình Huế đi sâu vào chính sách đầu hàng, phong cho ông chức lãnh binh rồi gọi ông ra miền Trung, ông chống lệnh này; lập căn cứ kháng chiến ở đảo Hòn Chông.
Rạng sáng ngày 16/6/1868, ông đưa quân về đánh úp đồn Kiên Giang (nay ở thị xã Rạch Giá), tiêu diệt toàn bộ quân Pháp đóng ở đó. Sau đó ông dời sang đảo Phú Quốc. Giặc Pháp đã huy động một lực lượng lớn đuổi theo, bao vây và tấn công đảo này.
Tháng 9/1868, ông bị giặc bắt. Chúng dụ dỗ nhưng ông kiên quyết không đầu hàng. Ông đã nói một câu nổi tiếng : “Bao giờ đất này hết cỏ thì người Nam mới hết chống Tây”. Cuối cùng giặc đã đem ông ra hành quyết ở Rạch Giá ngày 27/10/1868.