Thị trường bất động sản đang chờ tín hiệu về dòng vốn?

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tăng trưởng tín dụng hết quý I/2022 đạt 5,04%, cao gấp 2,3 lần cùng kỳ năm ngoái. Nhiều ngân hàng đã dùng gần “cạn sạch” mức tăng trưởng tín dụng được giao lần đầu.

Ảnh minh họa.

Theo đó, tín dụng tăng mạnh sau khi nền kinh tế mở cửa trở lại, nhiều ngân hàng đã có dấu hiệu “cạn sạch” hạn mức tín dụng được giao lần đầu. Giới phân tích dự báo, NHNN sẽ có đợt nới room tín dụng vào giữa quý III năm nay, đây được kỳ vọng sẽ là “bàn đạp” giúp thị trường BĐS 2022 bứt phá mạnh mẽ.

Thực trạng room tín dụng với lĩnh vực bất động sản

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tăng trưởng tín dụng hết quý I/2022 đạt 5,04%, cao gấp 2,3 lần cùng kỳ năm ngoái. Nhiều ngân hàng đã dùng gần “cạn sạch” mức tăng trưởng tín dụng được giao lần đầu.

Cụ thể, theo chia sẻ của Chủ tịch Vietcombank cho biết, đến ngày 29/4 mức tăng trưởng tín dụng của ngân hàng này đã đạt 8,8%. So với room tín dụng được cấp lần đầu là 10%, Vietcombank đã sử dụng gần hết. Hay theo Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), MB cũng đã chạm mức tăng trưởng tín dụng 14,8% trong quý I. Mức tăng trưởng này cũng đã chạm mức tín dụng tạm cấp lần đầu của MB là 15% và đang chờ đợi phê duyệt hạn mức tín dụng mới.

Quý I/2022 đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng tín dụng cao chưa từng có tại các ngân hàng.

Đến cuối tháng 3, đầu tháng 4, một số ngân hàng như Techcombank, Sacombank đã thông báo tạm dừng giải ngân cho vay bất động sản (BĐS). Hạn mức tín dụng được tạm cấp trong năm 2022 không lớn, vì vậy ngân hàng này sẽ ưu tiên nhóm lĩnh vực như nông nghiệp, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ…

Có thể thấy trong những năm gần đây, hạn mức tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng được cấp khá thận trọng. Room tín dụng sẽ được NHNN cấp theo quý, khi gần hết các ngân hàng sẽ phải xin thêm và chờ duyệt để cân đối cho vay.

Trong đó, lĩnh vực BĐS không phải là lĩnh vực được ưu tiên và tăng trưởng cho vay của lĩnh vực này cũng đang dần hạ nhiệt. Năm 2018 mức vay tín dụng BĐS là 26%, đến năm 2020 giảm còn 12% và được duy trì trong năm 2021. Hiện tại, tín dụng BĐS hiện chiếm khoảng 18 – 20% trong tổng dư nợ nền kinh tế. Những dấu hiệu đó cho thấy thị trường đã đến đỉnh điểm của việc tăng trưởng nóng.

Kỳ vọng nới room giữa quý III/2022, bất động sản khởi sắc

Thông qua buổi họp về kết quả điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm 2022, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết tín dụng tăng 8,15% so với cuối năm 2021, tương đương với mức tăng 17,1% so với cùng kỳ, tính đến ngày 9/6/2022.

Tăng trưởng tín dụng theo tháng (% so với cùng kỳ). Nguồn: SSI

Tốc độ tăng trưởng so với cùng kỳ này cao hơn nhiều so mức trung bình 12 – 14% được duy trì kể từ năm 2018 và NHNN cũng thể hiện thái độ có phần thận trọng hơn trong điều hành chính sách tiền tệ khi rủi ro cho nền kinh tế vẫn còn lớn trong thời gian sắp tới.

Do vậy, NHNN nhấn mạnh sẽ cấp thêm hạn mức tín dụng vào thời điểm hợp lý hơn (có thể vào giữa quý III/2022 như SSI kỳ vọng) và mức điều chỉnh sẽ phụ thuộc vào sức khỏe tài chính của từng ngân hàng. Nhờ vậy, mặt bằng lãi suất tiền gửi sẽ không còn gặp nhiều áp lực tăng như trong thời gian gần đây.

Đây sẽ là tín hiệu tích cực cho thị trường bất động sản tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian tới.

Theo Nhịp sống Kinh tế

Xem thêm:

NHÀ ĐẤT ĐÀ LẠT GIÁ TỐT HÔM NAY:

Bán lô đất XDSR đường Ngô Thì Nhậm, Phường 4, TP. Đà Lạt

Bán lô đất XDSR đường Ngô Thì Nhậm, Phường 4, TP. Đà Lạt

đường Ngô Thì Nhậm, Phường 4, TP. Đà Lạt
Bán nhà khu trung tâm Phường 4, TP. Đà Lạt view đẹp

Bán nhà khu trung tâm Phường 4, TP. Đà Lạt view đẹp

đường Ngô Thì Nhậm, Phường 4, TP. Đà Lạt