Sổ hộ để tên một mình bà xã có được không?

Thủ tục ra sao và thực hiện ở đâu? Căn nhà sau này nếu có tranh chấp thì sẽ được phân xử ra sao?

Cụ thể, căn hộ chung cư gia đình tôi vừa mua mới đang làm thủ tục cấp sổ hồng. Song chồng tôi không muốn đứng tên trong đó, bảo mình tôi đứng tên là đủ. (Ngọc Trâm)

Giấy tờ hợp đồng mua bán trước đó đều đứng tên một mình tôi. Xin hỏi, nếu chồng tôi không muốn đứng tên, để sổ hồng chỉ đứng tên mình tôi thì chồng tôi có phải viết giấy ủy quyền, từ chối đứng tên hay cần làm thủ tục gì không?

Thủ tục ra sao và thực hiện ở đâu? Căn nhà sau này nếu có tranh chấp thì sẽ được phân xử ra sao?

Ảnh minh họa.

Theo quy định của Điều 33, Điều 34 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về tài sản chung của vợ chồng và đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản chung thì “quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng”.

Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

Đồng thời, theo quy định của khoản 4 Điều 98 Luật Đất đai năm 2013 về nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng thì “phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người”.

Như vậy, căn hộ chung cư của chị Trâm nêu trên là tài sản chung của vợ chồng chị, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở sẽ ghi tên cả hai vợ chồng. Nếu muốn chỉ ghi tên một người thì vợ chồng chị Trâm phải có thỏa thuận về việc này.

Mặc dù pháp luật không quy định việc thỏa thuận việc ghi tên một người trong Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở phải lập thành văn bản và công chứng, đề đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên cũng như tránh những tranh chấp phát sinh sau này thì vợ chồng chị Trâm nên tới văn phòng công chứng để lập và công chứng văn bản thỏa thuận trên.

Khi tới văn phòng công chứng thì vợ chồng chị Trâm cần mang theo bản gốc những giấy tờ sau: Chứng minh nhân dân/căn cước công dân của vợ chồng; Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn; Giấy tờ liên quan đến việc mua căn hộ.

Trường hợp sau này có phát sinh tranh chấp thì căn nhà trên vẫn được xác định là tài sản chung của vợ chồng vì theo Điều 33, Điều 34 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

Việc chỉ ghi tên một người trong giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà sẽ không làm ảnh hưởng đến việc xác định tài sản chung của vợ chồng.

Luật sư Phạm Thanh Bình
Công ty Luật Bảo Ngọc, Hà Nội

Theo VnExpress

Xem thêm:

NHÀ ĐẤT ĐÀ LẠT GIÁ TỐT HÔM NAY:

Bán lô đất XDSR đường Ngô Thì Nhậm, Phường 4, TP. Đà Lạt

Bán lô đất XDSR đường Ngô Thì Nhậm, Phường 4, TP. Đà Lạt

đường Ngô Thì Nhậm, Phường 4, TP. Đà Lạt
Bán nhà khu trung tâm Phường 4, TP. Đà Lạt view đẹp

Bán nhà khu trung tâm Phường 4, TP. Đà Lạt view đẹp

đường Ngô Thì Nhậm, Phường 4, TP. Đà Lạt