Con cháu không đồng ý thì vợ có được bán đất do chồng để lại?

Căn nhà gắn với tuổi thơ của các con cháu. Bố em và các chú bác nói đều dư dả, khuyên không cần bán nhà mà để làm nơi lưu giữ kỷ niệm, nhưng bà nhất quyết không nghe, nói sau Tết sẽ “tự bán”.

Ông nội em đứng tên một căn nhà. Năm 2007, ông bị tai nạn giao thông qua đời song không viết giấy ủy quyền hay di chúc. (Đức Nghiêm)

Bà nội em hiện ở một mình tại căn nhà khác. Tính bà độc lập, không muốn phiền con cháu nên nay bà muốn bán căn nhà do ông đứng tên để chia đều cho con cháu và lo “hậu sự” cho bà mà không cần “xin” tiền các con.

Căn nhà gắn với tuổi thơ của các con cháu. Bố em và các chú bác nói đều dư dả, khuyên không cần bán nhà mà để làm nơi lưu giữ kỷ niệm, nhưng bà nhất quyết không nghe, nói sau Tết sẽ “tự bán”.

Bà nội em muốn bán căn nhà này thì có cần con cái ký tên chung không?

Con cháu không đồng ý thì vợ có được bán đất do chồng để lại? Ảnh minh họa

Luật sư tư vấn:

Theo điều 650, 651 Bộ luật Dân sự, nếu người chết không để lại di chúc hoặc di chúc được xác định là không hợp pháp thì di sản thừa kế của người chết sẽ được chia theo pháp luật (chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết).

Với quy định này, ông nội bạn mất mà không để lại di chúc thì toàn bộ căn nhà (nếu đây là tài sản riêng của ông nội bạn) hoặc ½ căn nhà (nếu đây là tài sản chung của ông nội và bà nội) là di sản ông bạn để lại sẽ được chia đều cho bà nội và các con của ông nội bạn.

Điều này đồng nghĩa những người được chia tài sản có quyền ngang nhau trong việc hưởng di sản do chồng, cha để lại. Việc định đoạt di sản của người chết đòi hỏi phải có sự đồng ý của tất cả những người có quyền hưởng thừa kế.

Thủ tục chuyển nhượng căn nhà như sau: Những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông nội của bạn liên hệ với tổ chức công chứng (trong phạm vi địa giới hành chính tỉnh nơi căn nhà tọa lạc) để thực hiện thủ tục khai nhận và phân chia di sản thừa kế thừa kế.

Hồ sơ khai nhận gồm: Giấy chứng tử của người chết, giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân, hộ khẩu của những người nhận thừa kế, Giấy khai sinh của các con, Giấy đăng ký kết hôn của người để lại di sản (nếu có).

Sau khi khai nhận thừa kế và ký Văn bản thỏa thuận về việc phân chia di sản thừa kế thừa kế thì người được chia di sản (căn nhà) có thể thực hiện thủ tục chuyển nhượng căn nhà theo quy định của pháp luật.

Luật sư Vũ Tiến Vinh
Công ty luật Bảo An, Hà Nội
Theo VnExpress

Xem thêm:

 

NHÀ ĐẤT ĐÀ LẠT GIÁ TỐT HÔM NAY:

Bán lô đất XDSR đường Ngô Thì Nhậm, Phường 4, TP. Đà Lạt

Bán lô đất XDSR đường Ngô Thì Nhậm, Phường 4, TP. Đà Lạt

đường Ngô Thì Nhậm, Phường 4, TP. Đà Lạt
Bán nhà khu trung tâm Phường 4, TP. Đà Lạt view đẹp

Bán nhà khu trung tâm Phường 4, TP. Đà Lạt view đẹp

đường Ngô Thì Nhậm, Phường 4, TP. Đà Lạt