Bất động sản Di Linh đang được giới đầu tư quan tâm khi nơi đây sở hữu tiềm năng du lịch cực lớn với khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp và còn hoang sơ như: hồ Kala, hệ thống sông Đồng Nai, sông Dariam với các hồ đập thủy điện Đồng Nai 2, Đồng Nai 3,… Cùng DalaLand tìm hiểu bất động sản Di Linh đầy tiềm năng này.
Bất động sản Di Linh là vùng đất bazan màu mỡ:
- 57.000 ha đất nông nghiệp
- 92.000 ha đất lâm nghiệp
Là vùng cà phê lớn với diện tích 45.000 ha, chủ yếu là cà phê robusta; sản phẩm cà phê nhân Di Linh đã được Bộ Khoa học và Công nghệ công nhận nhãn hiệu từ năm 2008 và đã có nhiều sản phẩm cà phê rang xay đạt chất lượng cao..
Là vùng cà phê lớn với diện tích 45.000 ha, chủ yếu là cà phê robusta; sản phẩm cà phê nhân Di Linh đã được Bộ Khoa học và Công nghệ công nhận nhãn hiệu từ năm 2008 và đã có nhiều sản phẩm cà phê rang xay đạt chất lượng cao..
Giá trị tiềm năng về du lịch:
- Hệ thống hồ tự nhiên phân bố trên toàn địa bàn
- Hồ Ka La (rộng 300ha, đã được công nhận là danh thắng cấp tỉnh)
- Hồ Tây
- Hồ Đông
- Hồ 1019
- Hồ Thanh Bạch
- Hồ Liên Hoàn
- Hồ Nhật
- Hệ thống sông Đồng Nai, sông Dariam với các hồ đập thủy điện Đồng Nai 2, Đồng Nai 3,…
Hệ thống thác rừng tự nhiên hùng vĩ:
- Núi Brăh Yàng cao gần 2.000m, vây quanh bởi các thác nước tự nhiên
- Thác Bobla (xã Liên Đầm);
- Thác LiLiang (còn gọi là thác cầu 4, xã Gung Ré);
- Thác Bảy tầng (xã Tam Bố);
- Thác Tul (xã Gia Bắc);
- Thác Phú Xuân (xã Gia Hiệp)…
Đây chính là “chìa khóa” để giữ gìn khí hậu ôn hòa, mát mẻ quanh năm cho Di Linh cũng như cung cấp nguồn nước tưới phục vụ sản xuất, gieo trồng.
Ngoài Có dinh tỉnh trưởng tỉnh Đồng Nai Thượng được xây dựng từ năm 1901 (theo nghị định thành lập tỉnh Đồng Nai Thượng ngày 01/11/1899 của toàn quyền Pháp Paul Doumer) – hiện nay vẫn còn đang sử dụng
Có trại phong do linh mục người Pháp Jean Cassaigne khởi dựng năm 1929 (thành lập chính thức ngày 05/01/1952) – là điểm đến yêu thích của rất nhiều du khách với vị trí khuôn viên đẹp, phong cảnh hấp dẫn với sắc hoa Muồng vàng đặc trưng.
Khí hậu ưu đãi, diện tích rộng, đất đai trù phú, giàu tiềm năng, nhiều danh thắng đẹp, người dân mến khách, an ninh trật tự ổn định, lãnh đạo huyện có quyết tâm, nhiệt tình và tầm nhìn, đội ngũ cán bộ trẻ, năng động, cao nguyên Di Linh rất phù hợp để đầu tư dự án.
Bất động sản Di Linh có hạ tầng giao thông thế nào:
Cao tốc Giầu Dây – Đà Lạt:
Tuyến xuất phát từ Dầu Giây tiếp nối với đường cao tốc TP Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, điểm cuối tuyến nối với đường cao tốc Liên Khương – chân đèo Prenn. Đoạn qua địa phận tỉnh Lâm Đồng dài khoảng 120 km, đoạn qua huyện Di Linh dài khoảng 45 km, quy mô 4 làn xe.
Quốc lộ 20:
Quốc lộ 20 chạy qua địa phận huyện Di Linh dài 41,5 km, đây là trục xương sống của huyện chạy suốt từ Đông qua Tây, chạy qua các vùng trọng điểm của huyện như thị trấn Di Linh, khu vực liên xã Hòa Ninh – Đinh Trang Hòa, cụm công nghiệp Gia Hiệp.
Hiện nay quốc lộ 20 đã được đầu tư nâng cấp quy mô 2 làn xe, rộng 12 m, vận tốc thiết kế 80 km/giờ, nhằm nâng cao năng lực khai thác theo tiêu chuẩn đường cấp III. Riêng đoạn qua thị trấn Di Linh khoảng 5,1 Km đã được xây dựng với mặt đường rộng 15m.
Quốc lộ 28:
Quốc lộ 28 là trục đường nối quốc lộ 1 với quốc lộ 14 đi qua địa phận tỉnh Lâm Đồng giao với quốc lộ 20 tại thị trấn Di Linh, đoạn qua địa phận huyện Di Linh dài 92 km. Trong những năm tới tiếp tục đầu tư nâng cấp quốc lộ 28 đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, 2 làn xe.
Đường tỉnh 725:
Đường tỉnh 725 đi qua địa phận huyện Di Linh có chiều dài khoảng 9,5 km, dự kiến nâng cấp toàn tuyến tối thiểu theo tiêu chuẩn đường cấp IV miền núi.
Đường tỉnh 726:
Xuất phát từ ngã ba Tùng Lâm theo đường Đà Lạt – Suối Vàng, đường Păng Tiên Đạ Nghịt và đến xã Phi Tô nối đường Nam Ban – Phi Tô – Đạ Đờn gặp quốc Lộ 27 và tiếp tục tại ngã ba cầu Đạ KNàng xã Đạ Đờn đến xã Phúc Thọ, xã Hoài Đức, xã Tân Thanh để đến xã Đinh Trang Thượng (huyện Di Linh). Đoạn đi qua huyện Di Linh dài 7,82 km.Quyhoạch nâng cấp toàn tuyến tối thiểu theo tiêu chuẩn đường cấp IV miền núi.
Đường hàng không:
Từ Hà Nội tới sân bay Liên Khương 1h45 phút
Từ Sài Gòn tới sân bay Liên Khương 30 phút
(Từ sân bay Liên Khương về Trung tâm thị trấn Di Linh 45 phút)
Hạ tầng xã hội Di Linh:
Di Linh có
65.000 người dân tộc thiểu số của 28 dân tộc trong cả nước cùng sinh sống, chiếm 41% dân số toàn huyện; Được xem là cái nôi văn hóa của người K’Ho ở Tây Nguyên.
Văn hóa cồng chiêng được gìn giữ và phát triển, hàng năm có lễ hội cồng chiêng được tổ chức và thu hút được đông đảo người dân tham gia.
Có nhiều khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái xen cài khu đô thị, làng đô thị nông thôn, các làng nghề. Hệ thống các điểm dịch vụ, điểm dừng chân; là nơi dừng chân của du khách trước khi đến Đà Lạt hoặc từ Đà Lạt về.
Cải cách hành chính:
Là một trong các đơn vị cấp huyện trong tỉnh có chỉ số cải cách hành chính đạt cao, với phương châm “Lấy sự hài lòng của Nhân dân làm thước đo hiệu quả hoạt động của chính quyền” để thực hiện xuyên suốt trong các hoạt động chỉ đạo, điều hành, phục vụ.
Quan tâm, chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm và tận tụy phục vụ nhân dân, xem CCHC là nhiệm vụ trọng tâm, có tính đột phá trong quá trình thực hiện các mục tiêu phát triển KT-XH của huyện
Điều chỉnh đơn giản hóa 80% thủ tục hành chính, luôn hỗ trợ tối đa mọi thủ tục hành chính đối với lĩnh vực đầu tư, đất đai, hải quan, thuế…; Giải quyết đúng hạn đạt trên 95%; Xây dựng chính quyền điện tử, dịch vụ công trực tuyến; Xây dựng và vận hành hiệu quả trung tâm hành chính công
Cam kết thực hiện tất cả những chính sách ưu đãi vốn có đối với các ngành nghề theo chủ trương của Chính phủ ban hành. Để một đầu mối thủ tục xử lý Thủ tục đầu tư
Chiến lược phát triển:
- Xây dựng hạ tầng và phát triển tiềm năng
Hệ thống kết cấu hạ tầng vùng huyện được xây dựng đồng bộ, tạo động lực phát triển thế mạnh về vị trí địa lý, tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên và bản sắc văn hóa
Phát triển du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch canh nông, du lịch văn hoá cộng đồng chất lượng cao, vui chơi giải trí và thương mại, dịch vụ; chất lượng nguồn nhân lực và đời sống của nhân dân được nâng cao
Hệ thống đô thị, nông thôn và các khu chức năng được xây dựng theo hướng tăng trưởng xanh, phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế, sẵn sàng ứng phó với biến đổi khí hậu, hài hoà với cảnh quan rừng gắn với bảo tồn đa dạng sinh học
Ưu tiên phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ và nông nghiệp thông minh, hình thành các trang trại quy mô lớn gắn với công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại.
Hỗ trợ sản xuất, kinh doanh nhằm thu hút doanh nghiệp đến với Di Linh. Quan tâm cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh trong việc chủ động tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để sẵn sàng đón các dòng vốn FDI chuyển dịch.
Chủ động nâng cao chất lượng công tác xúc tiến đầu tư có trọng điểm, ưu tiên thu hút dự án đầu tư phù hợp với định hướng phát triển, tiềm năng, thế mạnh của địa phương…
Huy động mọi nguồn lực xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông phục vụ phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh. Tạo điều kiện cho tỉnh thu hút nhiều nhà đầu tư, tạo cho NĐT nhiều cơ hội đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh
Là vùng đặc thù về phát triển nông nghiệp chuyên canh; Ưu tiên phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ và nông nghiệp thông minh, hình thành các trang trại quy mô lớn gắn với công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại
Xác định cà phê vẫn là cây chủ lực, mũi nhọn theo hướng giảm dần diện tích, nâng năng suất bình quân, tăng diện tích cà phê được cấp chứng nhận 4C, UTZ,…; xây dựng và quảng bá thương hiệu cà phê Di Linh gắn với chương trình mã hóa vùng trồng để nâng cao giá trị sản phẩm cà phê; kết hợp đẩy mạnh trồng xen các loại cây ăn quả, cây lấy hạt nhằm tăng thu nhập trên đơn vị diện tích
Tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến đầu tư, ưu tiên trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp chất lượng cao, công nghệ bảo quản chế biến nông sản, xây dựng nhà máy tinh chế nông sản, đầu tư phát triển thương mại, dịch vụ, phát triển du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, du lịch dưới tán rừng, du lịch cộng đồng và các hoạt động trải nghiệm tại địa phương.
- Hỗ trợ các nhà đầu tư
Phát triển xã Hòa Ninh đạt tiêu chí đô thị loại V vào năm 2025; Thi trấn Di Linh thành đô thị loại IV đến năm 2025, đến 2035 đảm bảo tiêu chí đô thị loại III trở thành trung tâm trung chuyển hàng hóa trong tỉnh và vùng Tây Nguyên, vùng duyên hải Nam Trung Bộ và là trung tâm tiểu vùng II theo phân vùng phát triển kinh tế tỉnh Lâm Đồng.
Phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật và tăng tỷ lệ lấp đầy 02 cụm công nghiệp hiện nay tại xã Gia Hiệp (quy mô 21,74 ha) và xã Tam Bố (quy mô khoảng 30 ha); phát triển mới các cụm công nghiệp ở phía Tây Bắc của huyện: tại xã Tân Châu – Liên Đầm (quy mô tối thiểu khoảng 70 ha trở lên), tại xã Hòa Ninh (quy mô khoảng 35 ha trở lên) và xã Gia Bắc (quy mô khoảng 70 ha trở lên).
Hoàn thiện hệ thống chợ các xã và chợ chuyên doanh nông sản tại thị trấn Di Linh; Hoàn thành Khu liên hợp thương mại (khu vực chợ cũ Di Linh), siêu thị Mọ Kọ…; hệ thống các điểm dịch vụ, điểm dừng chân; phát triển các làng nghề…
Hình thành một số vùng sản xuất nông nghiệp chất lượng cao (hoặc công nghệ cao) kết hợp du lịch tại các khu vực phù hợp như: hồ Thanh Bạch (xã Đinh Lạc), hồ Kala (xã Bảo Thuận), thị trấn Di Linh, xã Tam Bố…
Phát triển các loại hình du lịch, mở các tour du lịch kết nối trong và ngoài địa phương đồng thời kêu gọi đầu tư vào các địa điểm du lịch tiềm năng hiện có (như: thác Liliang, núi Brăh Yàng, hồ KaLa, hồ Gung Ré…)
Đến năm 2025, phát triển 01 trung tâm thương mại (tại thị trấn Di Linh); 04 siêu thị (03 siêu thị tại thị trấn Di Linh và 01 siêu thị tại Hòa Ninh); 14 chợ (Tiểu vùng I có 08 chợ gồm: 2 chợ hiện trạng tại thị trấn Di Linh và xã Đinh Lạc; 01 chợ đầu mối nông sản tại thị trấn Di Linh và 05 chợ mới tại Tân Lâm, Gung Ré, Tân Nghĩa, Liên Đầm, Tân Châu; Tiểu vùng II có 04 chợ gồm: 2 chợ hiện trạng tại Hòa Ninh và Hòa Nam; phát triển 02 chợ mới tại Đinh Trang Hòa và Gia Bắc; Tiểu vùng III có 02 chợ hiện trạng tại Gia Hiệp và Tam Bố).
Phát triển các khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái xen cài khu đô thị, làng đô thị nông thôn tại các khu vực: hồ Kala và núi Brah Yàng (phía Bắc xã Bảo Thuận), hồ thủy điện Đồng Nai 2 (thuộc các xã: Tân Thượng, Tân Châu, Tân Nghĩa, Đinh Lạc) và các hồ cảnh quan, thủy lợi khác có phong cảnh đẹp; các khu du lịch: Thác Bảy tầng (phía Đông xã Tam Bố), thác Liliang, sông Dariam (xã Gung Ré, Liên Đầm), thác Tul (phía Bắc xã Gia Bắc), thác Bobla (xã Liên Đầm); đưa vào quy hoạch và khai thác du lịch đường thủy ở một số khu vực phù hợp.
Phát triển điểm du lịch hồ Đạ Nớ (xã Đinh Trang Hòa) và các điểm du lịch văn hóa cộng đồng, du lịch dưới tán rừng (tại các xã: Gia Hiệp, Tam Bố, Đinh Trang Thượng, Tân Thượng, Tân Châu, Bảo Thuận, Sơn Điền, Gia Bắc, thị trấn Di Linh), chuyên đề cồng chiêng và du lịch canh nông (tại các xã: Gung Ré, Bảo Thuận, Tam Bố, Liên Đầm, Đinh Lạc, Thị trấn Di Linh).
Với các thông tin đầy đủ về bất động sản Di Linh trên đây, DalaLand mong muốn mang đến cho quý nhà đầu tư có cái nhìn toàn diện về bất động sản Di Linh. Từ đó, đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn.