Kiến nghị ‘giải vây’ cho các trường hợp hiến đất làm đường, tách thửa đất tại Bảo Lâm

Trước đó, ngày 20/5/2022, UBND tỉnh Lâm Đồng phát đi Công văn số 3477/UBND-ĐC yêu cầu các sở, ban ngành và UBND các huyện, thành phố góp ý dự thảo văn bản thực hiện tách thửa, hợp thửa đất trên địa bàn tỉnh.

Kiến nghị gỡ vướng cho các trường hợp đã hiến đất làm đường

Mới đây, huyện Bảo Lâm – điểm nóng về hiến đất làm đường, tách thửa tại tỉnh Lâm Đồng vừa phát đi Công văn số 1346/UBND-TN về việc tham gia góp ý dự thảo văn bản hợp thửa, tách thửa đất trên địa bàn tỉnh.’

Theo đó, sau khi nghiên cứu văn bản dự thảo nêu trên, UBND huyện Bảo Lâm cho rằng, đối với các khu vực, diện tích đất đã hiến đất, mở đường, tách thửa, chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn mà quy hoạch nông thôn mới chưa phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thì tiếp tục cho thực hiện các công việc còn lại (trình tự thủ tục, cơ sở hạ tầng,…) và các quyền của người sử dụng đất.

UBND huyện có trách nhiệm cập nhật quy hoạch vùng, quy hoạch xây dựng nông thôn mới phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Đối với việc hiến đất, mở đường trong thời gian tới, UBND huyện Bảo Lâm cho rằng, khi triển khai thực hiện điểm c, khoản 2, Điều 3 của Quyết định số 40/2021/QĐ-UBND ngày 1/11/2021 của UBND tỉnh. Sau khi bản vẽ tổng mặt bằng tỷ lệ 1/500 hoặc quy hoạch chi tiết được ký duyệt, UBND huyện chịu trách nhiệm thực hiện các thủ tục cho phép đầu tư hạ tầng kỹ thuật theo quy định trước khi cho người sử dụng đất tự bỏ kinh phí triển khai đầu tư.

Ảnh minh họa.

Đồng thời, UBND huyện xác nhận hoàn thành đầu tư hạ tầng kỹ thuật giao thông đưa vào sử dụng sau khi hoàn thành việc đầu tư xây dựng; ban hành quyết định thu hồi đất đối với trường hợp tự nguyện trả lại đất để đầu tư công trình công cộng là đường giao thông.

UBND cấp huyện có trách nhiệm cập nhật bản vẽ tổng mặt bằng tỷ lệ 1/500, quy hoạch chi tiết xây dựng vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm và kỳ quy hoạch hoặc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất gần nhất và các quy hoạch chuyên ngành khác có liên quan trình phê duyệt.

Trước đó, ngày 20/5/2022, UBND tỉnh Lâm Đồng phát đi Công văn số 3477/UBND-ĐC yêu cầu các sở, ban ngành và UBND các huyện, thành phố góp ý dự thảo văn bản thực hiện tách thửa, hợp thửa đất trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, một khi hoàn thiện và chính thức được ban hành, Văn bản này sẽ thay thế cho văn bản số 473/UBND-ĐC đã được UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành ngày 20/1/2022 về việc tạm dừng tiếp nhận, xem xét, giải quyết các thủ tục liên quan đến việc phân lô, tách thửa, xây dựng nhà ở riêng lẻ tại nông thôn trên địa bàn tỉnh.

Đáng chú ý nhất, dự thảo văn bản này khuyến khích các tổ chức, cá nhân lập doanh nghiệp và lập dự án đầu tư trình thẩm định phê duyệt theo quy định tại Nghị định số 02/2022/NĐ-CP ngày 6/1/2022 của Chính phủ để làm cơ sở triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các công trình tại khu vực hiến đất, làm đường giao thông và phân lô, tách thửa.

Bên cạnh đó, dự thảo văn bản này cũng đã chỉ đạo xử lý các hồ sơ tách thửa, hợp thửa đất đối với các trường hợp mục đích sử dụng đất của thửa đất, khu đất có sự thống nhất, phù hợp hoặc chưa phù hợp, đồng bộ giữa quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị.

Lâm Đồng quy định thế nào đối với trường hợp hiến đất làm đường?

Tại Quyết định số 40/2021/QĐ-UBND ngày 1/11/2021, UBND tỉnh Lâm Đồng quy định, để đủ điều kiện trước khi xem xét tách thửa, hợp thửa đất đối với trường hợp hình thành đường giao thông mới thì người sử dụng đất thực hiện theo hai trường hợp.

Trường hợp thứ nhất, đối với diện tích thửa đất hoặc khu đất (gồm nhiều thửa đất) nhỏ hơn 5 ha thì tiến hành lập Bản vẽ tổng mặt bằng tỷ lệ 1/500, được Ủy ban nhân dân cấp huyện ký duyệt bản vẽ kèm theo văn bản thống nhất.

Trong đó thể hiện các quy chuẩn quy định liên quan đến hạ tầng kỹ thuật đường giao thông thuộc bản vẽ gồm sự tương đồng về chiều rộng của đường giao thông đấu nối, chiều rộng đường giao thông nội khu; chiều rộng đường đấu nối và đường nội khu trong bản vẽ ≥ 7,0 m (bao gồm lòng đường, lề đường, mương thoát nước,…).

Ngoài ra, đối với thửa đất hoặc khu đất đề nghị tách thửa, hợp thửa mà có diện tích từ 5.000 m2 trở lên sau khi đã trừ diện tích làm đường giao thông, thì phải dành ít nhất 5% diện tích của thửa đất hoặc khu đất để làm hạ tầng xã hội phục vụ lợi ích công cộng.

Trên cơ sở các quy chuẩn, quy định của văn bản đã thống nhất này, Ủy ban nhân dân cấp huyện xác nhận hoàn thành đầu tư hạ tầng giao thông đưa vào sử dụng sau khi hoàn thành việc đầu tư xây dựng.

Diện tích đất hạ tầng kỹ thuật giao thông, diện tích hạ tầng xã hội để phục vụ lợi ích công cộng giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý và thực hiện thủ tục đất đai theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 65 Luật Đất đai năm 2013.

Trường hợp thứ hai, đối với diện tích thửa đất hoặc khu đất lớn hơn hoặc bằng 5 ha, UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu phải tiến hành lập Quy hoạch chi tiết xây dựng trình phê duyệt theo quy định để triển khai thực hiện.

Ngoài ra, đối với trường hợp hình thành đường giao thông mới mà đã có trong quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt, người sử dụng đất chủ động đề nghị tự bỏ kinh phí đầu tư hạ tầng theo quy hoạch, tự nguyện trả lại đất thì được Ủy ban nhân dân cấp xã thống nhất triển khai đầu tư và thực hiện thủ tục đất đai theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 65 Luật Đất đai năm 2013. Sau đó thực hiện các thủ tục tách thửa, hợp thửa theo Quyết định này.

Theo ThanhnienViet

Xem thêm:

NHÀ ĐẤT ĐÀ LẠT GIÁ TỐT HÔM NAY:

Bán lô đất XDSR đường Ngô Thì Nhậm, Phường 4, TP. Đà Lạt

Bán lô đất XDSR đường Ngô Thì Nhậm, Phường 4, TP. Đà Lạt

đường Ngô Thì Nhậm, Phường 4, TP. Đà Lạt
Bán nhà khu trung tâm Phường 4, TP. Đà Lạt view đẹp

Bán nhà khu trung tâm Phường 4, TP. Đà Lạt view đẹp

đường Ngô Thì Nhậm, Phường 4, TP. Đà Lạt